Trên đây là tiếng nói của những người hiện đang có việc làm cũng như những người vẫn còn đang ở nhà. Những câu nói này được ghi lại một cách chính xác từng chữ từ hàng triệu người hiện đang là những bậc cha mẹ, người lao động chân tay, những nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, còn có những nhà quản lý, chuyên gia và ủy viên ban quản trị, Nói chung là nó bao gồm tất cả mọi người trên thế giới mà hiện đang chiến đấu với những nỗi đau trong cuộc sống. Mặc dù, chúng chỉ mang tính chất cá nhân, nhưng lại rất sâu sắc. Bạn có thể liên tưởng đến hoàn cảnh của chính bản thân mình. Cũng như Can Rogers có lần đã nói rằng, "Những gì cá nhân nhất cũng chính là cái chung nhất". Tất nhiên, cũng có một số người đã gắn bó lâu dài hiện đang góp sức, và hoạt động mạnh mẽ trong công việc của mình... nhưng cho đến nay con số đó vẫn còn quá ít. Tôi hỏi một lượng lớn khán giả, "Có bao nhiêu người đồng ý rằng rất nhiều lao động trong tổ chức của mình tài năng, thông minh, sáng tạo trong công việc hơn hiện tại" Đa số bọn họ đều giơ tay. Đây cũng là kết quá thu được khi làm việc với các nhóm khác trên toàn thế giới. Với cùng một tỷ lệ phần trăm như nhau họ thừa nhận rằng phải chịu một áp lực lớn khi cố gắng bổ sung những khiếm khuyết. Chỉ nghĩ về điều đó thôi. Người ta đã phải đối mặt với một sự kỳ vọng mới đang tăng lên, đó là việc bổ sung cho những khiếm khuyết trong một thế giới vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, cho đến lúc này họ vẫn không dễ dàng cho phép sứ dụng một phần những tài năng và sự thông minh có ý nghĩa của mình.
Không có cách nào chứng minh cho những nỗi đau này rõ ràng hay thực tế hơn bằng sự bất lực của họ trong việc tập trung và thực hiện những ưu thế nổi bật của mình trong tổ chức. Sử dụng bằng câu hỏi XQ, Harris Interaetive, người sáng tạo nên Harris Poll gần đây đã bị mất 23.000 nhân viên chính thức trong các ngành công nghiệp chủ đạo và những khu vực then chốt khác. Chúng ta hãy nhìn lại một vài phát hiện đáng ngạc nhiên nhất:
Chỉ 37% nói rằng họ hiểu rõ những gì tổ chức của mình đang cố gắng để đạt được và tại sao lại như thế.
Chỉ 1/5 là tỏ ra hăm hở về các mục tiêu của tổ chức cũng như cửa đội mình đang tham gia.
Chỉ 1/5 công nhân nói rằng họ có một có một "tầm nhìn thẳng" giữa nhiệm vụ của mình và các mục tiêu của đội cũng như cửa tổ chức.
Chỉ có một nửa là hài lòng với công việc mà họ đã hoàn thành được vào cuối tuần.
Chỉ có 15% cảm thấy rằng tổ chức của họ có đầy đủ khả năng để giúp họ thực hiện những mục tiêu chính của mình.
Chỉ có 15% cảm thấy họ đã làm việc trong một môi trường có độ tin cậy cao.
Chỉ có 17% cảm thấy tổ chức cửa họ thúc đẩy việc mở ra mối quan hệ giao thiệp. Tổ chức tôn trọng các ý kiến, đóng góp và như thế họ thu được kết quá mới từ những ý tưởng tốt hơn.
Chỉ có 10% cảm thấy rằng tổ chức của họ buộc mọi người phải chịu trách nhiệm cho kết quả thu được.
Chỉ có 20% tin tưởng tuyệt đối vào tổ chức mà họ đang làm việc.
Chỉ có 13% có lòng tin cao, đồng thời có mối quan hệ hợp tác tốt trong công việc với các nhóm hay bộ phận khác.
Nếu nói, một đội bóng có số bàn thắng tương tự nhau, thì chỉ có 4 trong số 11 cầu thủ trên sân biết điều gì là mục tiêu của mình. Cũng chỉ có 2 trong số 11 cầu thủ quan tâm đến điều đó. Nghĩa là chỉ 2 trong số 11 cầu thu biết họ đang chơi cho vị trí nào và biết chính xác nhưng gì mình nên làm. Tuy là cầu thú trong cùng một đội, nhưng 2 trong số đó, trong một chừng mực nào đó, sẽ cạnh tranh với đồng đội nhiều hơn với đối thủ của mình.
Thông tin này là một sự thức tỉnh. Nó trái ngược kinh nghiệm sống của tôi với mọi người trong tất cả các loại tổ chức trên khắp thế giới. Bất chấp những lợi ích mà chúng ta đạt được từ công nghệ, sự đổi mới sản phẩm và thị trường thế giới, thì hầu hết mọi người vẫn không thể nào phát đạt nhờ vào các tổ chức mà họ đang làm việc. Họ không hề được thỏa mãn cũng như khuyến khích. Kết quả là họ cảm thấy nản chí. Họ không hiểu rõ về tổ chức của mình. Họ không biết tổ chức bắt đầu từ đâu hay điều gì là ưu thế lớn nhất của nó. Chính vì thế, họ ngày càng bị sa lầy sâu hơn và đâm ra rối trí. Hầu hết họ không cảm thấy rằng mình có thể thay đổi được rất nhiều thứ. Bạn có thể tưởng tượng chi phí mà cá nhân và tổ chức phải chịu là bao nhiêu để bổ sung những khiếm khuyết, cũng như gắn kết một cách hoàn toàn niềm đam mê, tài năng và sự thông minh của lực lượng lao động lại với nhau không? Xin trả lời rằng nó cao hơn rất nhiều so với thuế thu nhập, lợi nhuận và tổng số lương công nhân!
Tại sao gọi là thói quen thứ 8?
Sau khi cuốn 7 thói quen của những người thành đạt được xuất bản vào năm 1989 thì toàn cảnh thế giới đã có sự thay đổi rất lớn. Chúng ta phải đối mặt với những thách thức và rắc rối trong cuộc sống cá nhân cũng như trong các mối quan hệ có rất nhiều thay đổi trong thời đại mới. Chẳng hạn như, những thay đổi trong mối quan hệ gia đình, quan hệ nghề nghiệp, và tổ chức của mình.
Nhiều người đã hỏi rằng liệu 7 thói quen đó có còn thích hợp trong thực tế mới ngày nay hay không. Câu trả lời của tôi luôn là: Càng thay đổi lớn thì sự thách thức càng trớ nên khó khăn hơn. Điều đó có nghĩa là chúng càng trở nên thích hợp hơn. Bạn thấy đó, cuốn 7 thói quen nói về những tác động tốt. Chúng giới thiệu một nền tảng cạnh tranh chung, các yếu tố cơ bản của tính cách. Cùng với những thứ tác động nên con người mà không chịu ảnh hưởng của thời gian.
Thực ra, tiền kim loại đối với các cá nhân và tổ chức trên thế giới ngày nay mà nói không còn là điều bắt buộc nữa chỉ dùng để mua vé vào cổng sân bóng. Tuy nhiên, trong đoạn mới, để sống sót, phát triển, đổi mới, nổi trội và đầu thì đòi hỏi chúng ta không chỉ là tạo được ấn tượng sâu sắc mà thôi. Lời mời gọi cũng như nhu cầu trong kỷ nguyên mới là rất to lớn. Nó dành cho những sự đáp ứng kịp thời, phương cách thực hiện sôi nổi, và những đóng góp đáng kể. Đây là một mức độ hay khía cạnh khác. Chúng tách khỏi loại - tức là ý nghĩa của chúng không nằm trong loại, không nằm trong cấp độ của sự thành công. Rút ra từ khả năng vươn xa của các bậc thiên tài và động cơ thúc đẩy - thứ mà chúng ta có thể gọi là tiếng nói - chúng ta cần một định hình về tư tưởng, một kỹ năng, một bộ công cụ mới… Nói tóm lại là một thói quen mới.
Chính vì thế, cuốn sách mang chủ đề Thói quen thứ 8 ra đời. Nó không phải là sự bổ sung cho cuốn 7 thói quen trước đó. Một cuốn sách mà hầu như đã bị lãng quên. Đây là cuốn sách nhằm xem xét lại và trang bị thêm sức mạnh chiều cao cho cuốn 7 thói quen vốn đã gặp phải sự thách thức lớn trong thời đại mới: thời đại người lao động có trình độ cao. Cuốn sách này được biên soạn nhằm mục đích giúp bạn tìm ra tiếng nói của mình đồng thời truyền cảm hứng cho những người khác để họ tìm ra tiếng nói của chính họ.
Trong thực tế ngày nay, Thói quen thứ 8 là một cuốn sách giới thiệu con đường mòn dẫn đến cánh cửa tương lai rộng mở đầy hứa hẹn. Nó tương phản rõ nét với nỗi đau và tâm trạng thất vọng mà tôi đã đang nêu ra ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế nó là một sự thật không bao giờ thay đổi. Hay nói cách khác, nó là tiếng nói từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người. Nó nói lên đầy đủ niềm hy vọng, trí thông minh cùng với lòng kiên cường tự nhiên và vô bờ bến của con người nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Không những thế, tiếng nói này cũng chứa đựng cả tâm hồn của các tổ chức đang tồn tại, phát triển mạnh và thúc đẩy tương lai của thế giới một cách sâu sắc.
Tiếng nói là thứ mang ý nghĩa cá nhân nhưng rất đáng được chú ý. Cụ thể hơn, ý nghĩa đó là chúng ta cảm thấy thoải mái khi đối mặt với một thách thức lớn và đủ khả năng đối phó với chúng.
Tiếng nói được xem như trung tâm của mối quan hệ giữa tài năng (tài năng đồng thời cung là sức mạnh tự nhiên cửa bạn), niềm đam mê (những thứ mà tiếp thêm sinh lực, khuyến khích, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho bạn một cách tự nhiên), nhu cầu (bao gồm những gì thế giới cần, đủ để trả công cho bạn) và lương tâm (tiếng gọi của lương tâm cho bạn biết điều gì là đúng, đồng thời nhắc nhở bạn để làm theo nó một cách thực sự). Khi bạn làm việc với tất cả lương tâm, tài năng và niềm đam mê cho một công việc có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu của thế giới, thì trong đó cũng đã ẩn chứa cả tiếng nói, khuynh hướng và chuẩn mực sống cửa bạn.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một niềm khao khát mãnh hệt mang tính bẩm sinh và hầu như không thể diễn tả được, đó là tìm ra tiếng nói của chính mình trong cuộc sống. Như chúng ta đã biết, cuộc cách mạng về Internet nổ ra và phát triển theo quy luật số mũ là một trong những minh chứng cho cuộc sống hiện đại có sức mạnh lớn nhất. Mạng Internet có lẽ là biểu tượng hoàn hảo nhất cửa một thế giới mới, của hệ thống kinh tế với nhân công có trình độ thông tin. Đồng thời nó cũng là sự thay đổi mang ấn tượng sâu sắc nhất mà chúng ta đã chứng kiến. Trong cuốn sách được xuất bản vào năm 1999, Bản tuyên ngôn Cluetrain, do các tác giả Loeke, Searis and Weinberger biên soạn có đoạn:
Tất cả chúng tôi sẽ tìm ra tiếng nói của chính mình một lần nữa. Học cách làm thế nào để nói chuyện với người khác. Vào thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu 5 năm trước, một cuộc nói chuyện bàn về hiện tại thì không có quá nhiều bằng chứng. Nhưng giờ đây, với khoảng cách địa cầu theo đường Internet và trang web thế giới, cuộc nói chuyện này trở nên quá rộng lớn, quá nhiều vấn đề phải đối mặt, đến nỗi chúng ta cần phải cố gắng hình dung ra điều gì mới là quan trọng nhất. Cuộc nói chuyện nói về thời kỳ hàng triệu năm con người phái dồn nén niềm hy vọng, nỗi sợ hãi và cả những giấc mơ của mình mã hóa trong những hình xoắn ốc phức tạp. Con người ngày đó đã vẽ lên những kinh nghiệm sống mà họ dã từng trải qua bằng các dạng hình tháp kỳ lạ khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu. Trong số đó, có một vài thứ là cổ kính, mạnh mẽ và linh thiêng. Nhưng cũng có một vài thứ rất vui nhộn đã bị vỡ vụn ra trong những tẩu thuốc lá và các bức điện báo của thế kỷ XXI.
Có hàng triệu và hàng triệu dòng tư tưởng khác nhau trong cuộc nói chuyện này. Nhưng, khởi xướng và kết thừa của mỗi đòng thì cũng chí là con người mà thôi...
Qua trang Web, mong ước cháy bỏng này thể hiện một niềm khao khát thực sự .mãnh liệt đến nỗi nó chỉ có thể được hiểu như một sự huyền diệu. Niềm khao khát đó khiến chúng ta nhận ra rằng có một vài thứ dang mất dần đi trong cuộc sống của mình. Điều gì đang mất đi? Đó chính là âm thanh của tiếng nói con người. Sự quyến rũ huyền dịu của trang Web chính là lời hứa cho sự quay trở lại của tiếng nói.
Xa hơn mô tả tiếng nót một chút, hãy để tôi minh họa nói bằng câu chuyện có thật về một người đàn ông. Đó là Muhammad Yunus , người sáng lập ra ngân hàng Grameen - một tổ chức độc nhất vô nhị được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là cho người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Bangladesh vay tín dụng nhỏ. Khi gặp ông, tôi đã hỏi làm thế nào ông có được tầm nhìn xa như vậy. Ông nói khi mới bắt đầu ông chẳng có bất kỳ tầm nhìn xa nào cả. Chỉ đơn giản là ông thấy người ta gặp khó khăn, nên ông cố gắng để giúp họ. Như thế tầm nhìn đã được mở ra. Tầm nhìn của Muhammad Yunus về sự nghèo nàn đó là thế giới tự do trên đường phố Bangladesh đã khiến ông thấy rằng mình cần phải có hành động. Trong khi phỏng vấn ông dựa trên những cột thông tin đã được cung cấp sẵn về vấn đề lãnh đạo, ông đã chia sẻ câu chuyện của mình với tôi như sau:
Tất cả mọi chuyện đã bắt đầu từ 25 năm về trước. Khi đó tôi đang dạy kinh tế tại một trường Đại học ở Bangladesh . Một đất nước đang lâm vào tình trạng đói kém. Tôi cảm thấy thật kinh khủng. Ở đây, tôi đã và đang dạy những lý thuyết tao nhã của kinh tế trong phòng học với tất cả sự hăng hái của một cử nhân kinh tế mới đến từ Mỹ. Nhưng tôi đã không bước ra khỏi phòng học để tận mắt trông thấy những bộ xương khô xung quanh mình, mọi người đang chờ chết.
Tôi cảm thấy bất cử điều gì mình đã học, bất cử điều gì mình đã và đang dạy đều không có ý nghĩa đối với thực tế mà tôi đang chứng kiến ở đây. Vì thế, tôi bắt đầu cố gắng tìm hiểu xem mọi người trong ngôi làng ngay bên cạnh khu sân bãi của trường đại học đã sống như thế nào. Tôi muốn biết liệu có việc gì mình có thể làm khi con người đang cận kề trước cái chết, ngay cả chỉ là giúp cho một người thôi cũng được Tôi đã bỏ cái nhìn tổng quát thế giới từ trên cao của loài chim, và bắt đầu nhìn mọi chuyện dưới con mắt của một con giun đất. Nghĩa là tôi chỉ quan sát những sự việc đang hiển hiện ngay trước mắt mình. Hay nót rõ hơn là bất có thứ gì tôi có thể ngửi thấy nó, chạm vào nó và suy nghĩ xem mình có thể làm được điều gì cho nó.
Một sự tình cờ đặc biệt đã đưa tôi đến một hướng đi mới. Tôi gặp một người phụ nữ đang làm những chiếc ghế đẩu bằng tre. Sau một cuộc trò chuyện dài, tôi biết được rằng cô ấy chỉ kiếm được 2 xu mỗi ngày. Tôi không thể tin được, một người làm việc chăm chỉ và tạo ra những chiếc ghế đẩu tre đẹp như thế lại chỉ có thể kiếm được một khoản lợi nhuận quá nhỏ. Cô đã giải thích với tôi rằng bởi vì cô không có tiền để mua tre làm ghế, nên phải mượn từ người thu mua. Dựa vào đó, họ đã đưa ra điều kiện rằng cô chí được phép bán sản phẩm cho một mình họ mà thôi và giá là do họ quyết định. Đó là lời giải thích cho 2 xu thu nhập mỗi ngày. Cô hầu như trở thành người lao động bị chiếm hữu độc quyền bởi những thương buôn này. Tôi thắc mắc, tre thì trị giá bao nhiêu cơ chứ? Cô nói: "Ồ, khoảng 20 xu, với loại tre tốt nhất thì cũng chỉ 25 xu". Tôi nghĩ, “mọi người phải chịu thua thiệt chỉ vì cái giá 20 xu và không ai có thể làm gì khác hơn sao? Tôi đã đắn đo xem liệu mình có nên cho cô ấy 20 xu hay không. Nhưng sau đó tôi lại nảy ra một ý tưởng khác. Đó là tôi sẽ lập ra một danh sách những người cần khoản tiền đó. Nghĩ thế, tôi dắt theo một sinh viên của mình và chúng tôi đi vòng quanh làng một vài ngày. Kết quả là chúng tôi đã lập được một danh sách gồm 52 người cùng trong hoàn cảnh như thế. Khi cộng những khoản tiền mà họ cần lại với nhau, tôi đã gặp phải một cú sốc lớn nhất trong cuộc đời mình đó là nó chỉ hơn 27 đô la! Và tôi cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân mình khi là một phần tử của xã hội mà lại không thể mang đến thậm chí chỉ 27 đô la cho 52 người làm việc chăm chỉ và rất có năng khiếu này.
Để thoát khỏi nỗi ngượng ngùng, tôi đã móc tiền ra và trao cho cậu sinh viên. Tôi nói “Em hãy cầm lấy khoản tiền này và đưa cho 52 người và chúng ta đã gặp. Em hãy nói với họ rằng đây là tiền cho vay. Nhưng, họ có thể trả lại cho tôi bất cứ khi nào có thể. Trong khi chờ đợi, họ có thể bán những sản phẩm của mình cho bất cứ nơi nào mà họ nhận được giá cao.
Sau khi nhận được tiền, họ đã rất phấn khích. Sự phấn khích đó làm tôi nghĩ, “Bây giờ tôi nên làn gì? Và tôi đã nghĩ đến một chi nhánh Ngân hàng đặt ngay tại khu sân bãi của Trường Đại học này. Nghĩ là làm, tôi đi đến người quản lý và đề nghị ông ta cho những người nghèo mà ông đã gặp trong làng mượn tiền. Như rơi từ trên trời xuống, ông ta nói: “Anh điên à, điều đó là không thể được. Làm thế nào chúng tôi cho những người nghèo đó mượn tiền cơ chứ? Họ không phải là những người được thừa nhận có đủ khả năng trả nợ”. Tôi đã cầu xin ông ấy và nói, “Ít ra ông hãy cho họ một cơ hội để thử chứ! Thực ra thì nó cũng chỉ là một khoản tiền nhỏ mà thôi". Ông ta nói, “Không, luật của chúng tôi không cho phép điều đó. Họ không có vật thế chấp, là một khoản tiền nhỏ như thế thì cũng không đáng để cho mượn". Ông đề nghị tôi nên gặp các viên chức có hệ thống cấp bậc cao trong Ngân hàng ở Bangladesh .
Tôi nghe theo lời khuyên của ông và đi đến gặp những người quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Nhưng, mọi người đều nói với tôi cùng một thứ. Cuối cùng, sau một vài ngày chạy quanh, tôi quyết định đưa chính mình ra làm người bảo lãnh: "Tôi sẽ báo lãnh cho việc vay mượn này, tôi sẽ ký bất cứ giấy tờ gì họ muốn. Miễn là họ đưa cho tôi khoản tiền đó và tôi sẽ trao nó cho những người tôi muốn”.
Và đó cũng chính là sự khởi đầu. Họ cảnh báo tôi bằng cách lặp lại rằng những người nghèo đó sẽ không bao giờ trả lại khoản tiền đó. Nhưng tôi đáp lại, tôi sẽ nắm lấy cơ hội này. Và điều ngạc nhiên là họ trả lại tôi không thiếu một xu. Tôi rất phấn khích và đã đi đến người quản lý để nói, nhìn này, họ đã trả lại, không có vấn đề gì cả. Nhưng ông ta lại nói: ồ, không, họ chỉ đang lừa anh thôi. Ngay khi họ nhận được nhiều tiền hơn, họ sẽ không bao giờ trả nó lại cho anh. Không tin vào điều đó, tôi đã đưa họ nhiều tiền hơn và họ cũng vẫn trả lại cho tôi. Khi tôi nói điều này với ông ấy thì ông nói: à, có lẽ anh có thể làm được điều đó trong cái làng này. Nhưng nếu anh làm điều đó ở hai ngôi làng thì sẽ không có tác dụng đâu. Và tôi đã tức tốc thực hiện điều đó trong hai ngôi làng. Một lần nữa nó hai trở nên thật sự rất hữu dụng. Cứ như thế, nó trở thành một hình thức đấu tranh giữa tôi và nhà quản lý ngân hàng cùng với các đồng sự của ông trong những vị trí cao nhất của Ngân hàng. Họ bắt đầu nói chuyện về những con số lớn hơn, chẳng hạn như với năm ngôi làng thì có lẽ sẽ chứng tỏ được điều họ nói. Thế là tôi lại tiếp tục với năm ngôi làng và nó chỉ cho thấy một điều là mọi người đã trả lại món nợ cho tôi mà thôi. Dù vậy, cho đến lúc đó họ vẫn không chịu đầu hàng. Họ nói: “Mười ngôi làng, rồi đến năm mươi ngôi làng thậm chí là một trăm ngôi làng". Và nó đã trở thành một hình thức tranh luận giữa họ và tôi. Tôi đã đưa ra kết quả và họ không thể phủ nhận được bởi vì tôi đã hoàn trả lại tất cả những khoản tiền mà mình đã mượn. Mặc dù vậy, họ vẫn không tin bởi vì bản thân họ đã được đào tạo để tin rằng những người nghèo thì không đáng tin tưởng. Thật may mắn, tôi đã không được đào tạo theo cách đó và tôi có thể tin vào bất cứ điều gì mình thấy khi nó đã bộc lộ chính mình. Ngược lại, tư tưởng của những người làm việc trong ngân hàng, đôi mắt của họ tất cả đều đã bị mù bởi kiến thức mà họ học được.
Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi đã nảy ra một ý tưởng. Tại sao mình không thử thuyết phục họ. Và cuối cùng thì tôi cũng đã thuyết phục được họ tin rằng những người nghèo có thể mượn tiền và cũng có thể hoàn trả lại. Với suy nghĩ đó trong đầu tôi chợt lóe lên, tại sao chúng ta không thiết lập một ngân hàng riêng. Điều đó đã khuyến khích tôi. Vì thế tôi đã viết ra lời đề nghị của mình và trình đó lên Chính phủ để xin phép được thành lập một Ngân hàng. Một chuyện không đơn giản chút nào, tôi đã mất hai năm để thuyết phục Chính phủ.
Vào ngày 02/10/1983, chúng tôi đã thành lập Ngân hàng - một Ngân hàng chính thức và độc lập. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy háo hức làm sao. Kẻ từ bây giờ, chúng tôi đã có Ngân hàng riêng của mình và chúng tôi có thể mở rộng nó nếu muốn. Chúng tôi đã mở rộng nó.
Khi bạn có đầy nghị lực để thực hiện một mục tiêu lớn hay dự án đặc biệt nào đó thì tất cả ý tưởng của bạn sẽ phá vỡ những giới hạn của nó. Tư tưởng của bạn sẽ vượt quá những giới hạn. Đồng thời, suy nghĩ của bạn cũng sẽ mở rộng theo mọi hướng và bạn sẽ tìm ra chính mình trong một thế giới mới, lớn lao và tuyệt vời hơn.
(Theo kinh thuyết du già của Patanjali)
Ngân hàng Grameen bây giờ hoạt động tại hơn 46.000 ngôi làng ở Bangladesh, thông qua 1.267 chi nhánh và hơn 12.000 nhân viên. Họ đã cho mượn hơn 4,5 tỉ đô la. Những khoản vay mượn có giá trị từ 12 đến 15 đô la, trung bình khoảng dưới 200 đô la. Mỗi năm họ cho mượn khoảng nứa tỉ đô la. Ngay cả những người ăn xin cũng được họ cho mượn tiền để thoát khỏi cảnh đói nghèo và bắt đầu sự nghiệp buôn bán. Một khoản cho vay để mua nhà là 300 đô la. Đây chỉ là những con số nhỏ trong sự nghiệp kinh doanh của chúng tôi. Tuy nhiên, cũng cần suy nghĩ thêm về những điều khoản có tác động mang tính cá nhân như: Để có thể cho mượn 500 triệu đô la hàng năm, chúng tôi cần đến 3,7 triệu người, mà 96% trong số đó là phụ nữ. Chúng tôi đưa ra những giải pháp mà mình có thể thực hiện được đồng thời cũng từng bước thay đổi cuộc sống của họ và gia đình họ. Tất cả 3,7 triệu người này đã phải cam đoan rằng mình có đủ khả năng để tạo nên những thay đổi. Cũng chính vì thế, họ lại phải tiếp tục trải qua những đêm không ngủ. Vào buổi sáng hôm sau, nét run sợ nhưng quyết tâm lộ rõ trên khuôn mặt khi họ có mặt tại văn phòng ngân hàng Grameen. Vào giữa cuộc thỏa thuận, những phụ nữ được chọn theo từng người một để tham gia vào những nhóm sản xuất theo chỉ tiêu. Việc này giúp tự khẳng định uy tín cửa mình và trớ thành những thương nhân độc lập. Không lâu sau đó, họ đưa hàng hóa ra khỏi nhà hay ngôi làng của mình và biến nó thành những sản phẩm hoàn hảo, có thể đứng vừng được trên thị trường. Điều này có nghĩa là họ đã tìm được tiếng nói của chính mình.
Khi tôi tìm hiểu và phỏng vấn vài nhà lãnh đạo lớn trên thế giới, tôi nhận thấy rằng ý thức quan sát và tiếng nói của họ thường tiến triển một cách chậm chạp. Tôi chắc chắn rằng phải có những sự ngoại lệ. Có lẽ, một vài người có tầm nhìn về những ý tưởng đột nhiên xuất hiện trong đầu của họ. Nhưng qua cuộc nói chuyện chung, tôi biết rằng tầm nhìn chỉ xuất hiện khi người ta ý thức được con người cần gì. Họ đáp lại lương tâm của mình bằng việc cố gắng nắm bắt các nhu cầu đó. Nhưng một khi họ đã nắm bắt được một nhu cầu, thì họ lại thấy một cái khác nữa. Rồi họ lại tiếp tục nắm bắt nó và cứ như thế mọi việc tiếp tục. Dần dần, họ bắt đầu khái quát hóa ý thức này về nhu cầu. Song song đó, họ cũng bắt đầu nghĩ cách thể chế hóa những nỗ lực của mình để chúng có thể được duy trì liên tục.
Muhammad Yumus là một ví dụ điển hình. Ông là người đã ý thức được nhu cầu của con người. Ông đã đáp lại tiếng gọi của lương tâm mình bằng cách sứ dụng tài năng và niềm đam mê để giải quyết những nhu cầu đó. Đầu tiên chỉ là mang tính chất cá nhân, nhưng sau đó nhờ vào lòng tin và sự tinh tế, ông đã tìm ra một giải pháp sáng tạo cho vấn đề. Đó là ông thể chế hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua một tổ chức. Thế là ông đã tìm ra tiếng nói của mình bằng việc truyền cảm hứng cho những người khác để họ tìm ra tiếng nói của chính họ. Ngày nay, xu hướng cho vay tín dụng nhỏ đã lan rộng ra trên khắp thế giới.
Chỉ vài người trong số chúng ta có thể làm được những việc lớn, nhưng tất cả chúng ta thì đều có thể làm những việc nhỏ với tình yêu lớn.
Nỗi đau - Vấn đề - Giải pháp
Tôi đã bắt đầu cuốn sách bằng việc mô tả những nỗi đau nội tâm của lực lượng lao động. Nó là cảm giác của con người ở mọi cấp độ trong mọi loại hình tổ chức. Hay nói cách khác, nó chính là vấn đề trong gia đình, các mối quan hệ giao tiếp cũng như trong xã hội.
Mục đích của cuốn sách này là để cung cấp cho bạn một bản đồ hướng đi. Nó sẽ dẫn bạn đi từ nỗi đau và tâm trạng thất vọng đến một phương thức sống đúng đắn, thích hợp và có ý nghĩa. Từ đó bạn có thể đóng góp sức mình vào cuộc sống mới ngày nay. Điều đó không chỉ hữu ích trong công việc cũng như trong tổ chức của bạn, mà còn cho suốt cuộc đời bạn. Nếu nói về tương lai gần, thì nó sẽ giúp bạn tìm ra tiếng nói của mình. Nếu bạn có quá nhiều sự lựa chọn, thì nó sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi ảnh hường của mình một cách rộng lớn bất chấp vị trí hiện tại của bạn. Không những thế, bạn còn có thể truyền cảm hứng cho những người khác mà bạn quan tâm. Chẳng hạn như, đội và tổ chức của bạn để họ tìm ra tiếng nói của mình. Điều này sẽ khiến cho khả năng gây ấn tượng, sự phát triển và sức ảnh hướng của họ tăng lên gấp bội phần. Bạn sẽ khám phá ra rằng sức ảnh hưởng và cương vị lãnh đạo xuất phát từ sự lựa chọn, chứ không phải từ vị trí hay cấp bậc của bạn.
Cách tốt nhất và duy nhất để vượt qua nỗi đau, cũng một giải pháp mang tính lâu dài, đó là trước hết phải hiểu vấn đề chủ yếu gây ra nỗi đau là gì. Trong trường hợp này những vấn đề phát sinh trong cách cư xứ là nguyên nhân gây nên các vết rạn nứt nhỏ hay sâu sắc. Thêm vào đó là bản chất con người, một thứ làm suy giảm ý thức về giá trị của con người đồng thời trói chặt tiềm năng của họ.
Giải pháp cho vấn đề này cũng giống như bước đột phá quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Nó xuất phát từ việc cắt đứt quan hệ với lối suy nghĩ cũ một cách cơ bản. Chính vì thế, lời hứa của cuốn sách này đó là nếu bạn kiên nhẫn và trả giá cho sự thông suốt nguồn gốc của vấn đề, rồi bắt đầu một khóa học không thời hạn về cách sống thông qua những nguyên tắc cơ bản mà cuốn sách này đã phác thảo trong phần giải pháp, thì sức ảnh hưởng của bạn sẽ tăng lên một cách đều đặn từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Kết quả là bạn sẽ tìm ra tiếng nói của mình, đồng thời truyền cảm hứng cho đội của mình để họ tìm ra tiếng nói của họ trong một thế giới đầy biến động.
>> Tại sao da lại xấu. Xem ngay <<
|