Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
TuyetKy.Com

TuyetKy.Com

What you share is what you get
Hôm nay, Thứ 5 Tháng 11 21, 2024 11:19 Chiều/Tối
Thời gian được tính theo giờ UTC + 7 Giờ

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


  RSS .:.

» Cha Giàu - Cha Nghèo «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Nội dung (Xem: 9770 | Trả lời: 0) Người gửi
Share on Facebook
Tiêu đề bài viết: Cha Giàu - Cha Nghèo
Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 Tháng 1 04, 2008 10:19 Chiều/Tối
Một người rất thông minh và có học vị cao. Là một tiến sĩ, người đã hoàn thành chương trình đại học bốn năm trong thời gian chưa đầy hai năm. Sau đó ông theo học tiếp cao học tại các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ như: Stanford University, University of Chicago và Northwestern University – ở đâu cũng được hưởng học bổng toàn phần. Người cha thứ hai chưa bao giờ học qua lớp 8 phổ thông.
Cả hai người đàn ông đều làm việc vất vả suốt cuộc đời và đã thành công trên con đường công danh. Ai cũng có những khoản thu nhập đáng nể, nhưng một trong số họ luôn gặp những khó khăn tài chính suốt cuộc đời. Người thứ hai trở thành nhà tỉ phú giầu nhất bán đảo Hawaii. Một người khi mất chỉ để lại những khoản nợ chưa kịp trả, người thứ hai di trúc lại hàng chục triệu đôla, những công việc từ thiện và nhà thờ.

Họ là những người kiên cường, có uy tín và gây được sự thu hút nơi công chúng. Cả hai đều cho tôi những lời khuyên, nhưng lại không khuyên cùng một thứ. Ai cũng rất tin tưởng vào học vấn, nhưng họ không khuyến khích tôi học về cùng một lĩnh vực.

Nếu tôi chỉ có một người cha, chắc chắn tôi phải chấp nhận hoặc bác bỏ những lời dậy dỗ. Một khi có quyền sở hữu hai người đều khuyên bảo, tôi đã may mắn được lựa chọn và so sánh cách suy nghĩ của hai người - một người giầu và một người nghèo.

Thay cho việc đồng ý hoặc phủ nhận cách nghĩ của người này hay người kia, tôi nhận thấy rằng, khi so sánh tôi suy nghĩ nhiều hơn để rồi lựa chọn theo sở thích của riêng mình.

Hồi đó tôi hơi khó sử, bởi người giầu vẫn chưa giầu và người nghèo vẫn chưa nghèo. Cả hai chỉ mới đang bắt đầu sự nghiệp của mình và cả hai đều phải giải quyết những khó khăn tài chính và gia đình. Nhưng hai người nhìn nhận về một vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau. Vấn đề đó là tiền bạc.

Người cha thứ nhất thường nói: "Tình yêu cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa"
Người thứ hai: "Thiếu tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa"

Sở hữu hai người cha có cá tính mạnh và luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp đã là điều thật không mấy dễ chịu cho một đứa trẻ như tôi. Tôi luôn muốn mình là đứa con ngoan, biết nghe lời, nhưng khổ nỗi cả hai người cha đều không nói về một thứ. Sự tương phản, nhất là về tiền bạc, khác nhau một trời một vực, do vậy tôi trưởng thành trong sự tò mò và hồi hộp. Tôi thường hay nghĩ về những điều họ nói.

Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi kiểu như: "Tại sao cha lại nói như vậy?" – sau đó đặt câu hỏi tương tự cho những gì người thứ hai vừa nói. Thật dễ dàng khi nói: "Vâng, đúng vậy. Cha nói đúng. Con đồng ý” Hoặc phủ nhận những gì mình vừa được nghe: “Chính cha cũng không biết mình đang nói gì”. Thay vì thế – khi có hai người cha tôi kinh trọng và thương yêu, tôi như bị bắt buộc phải suy nghĩ và chọn cách nghĩ mà theo mình là hợp lý nhất. Qua một chặng đường thời gian khá dài nhìn lại, tôi nhận ra rằng, quá trình lựa chọn, suy ngẫm đã có giá trị hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản là đồng tình hay phủ nhận.

Một trong những nguyên nhân mà người giầu ngày càng giầu, người nghèo ngày càng nghèo và tầng lớp chung lưu luôn phải vật lộn với những khó khăn tài chính là chúng ta được học về tiền bạc ở nhà, không phải ở dưới những mái trường. Phần lớn con cái học về lĩnh vực này từ cha mẹ. Người cha nghèo có thể nói gì giúp chúng hiểu được chủ đề đồng tiền? Thường thì họ nói như sau: "Hãy đến trường và cố gắng học hành.” Con trẻ có thể tốt nghiệp với những điểm số cao nhất, nhưng sẽ chỉ có một sự chuẩn bị rất tiềm tàng về tài chính, đồng tiền hay cách suy nghĩ về những thứ đó.

Trường học không dạy học sinh về đồng tiền. Nơi ấy luôn trú trọng đào tạo những khả năng học tập duới mái trường và nơi công sở, bỏ qua những kiến thức tài chính nền móng nhất. Đó là lời lý giải tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán - đa số họ đã tốt nghiệp loại giỏi hoặc ưu - lại trở thành những nạn nhân của các khó khăn tài chính trong suốt cuộc đời. Nguyên nhân của sự lạn phát, thâm hụt, thiếu ngân sách của chính phủ là do những nhà chính trị, chuyên gia kinh tế, tài chính. Là người đã đưa ra những quyết định, hướng đi không đúng đắn, bởi lẽ ngay bản thân họ cũng không được chuẩn bị một lượng kiến thức tài chính cơ bản. Một số người hầu như không sở hữu những thứ đó, mặc dù ai cũng có kiến thức và bằng cấp đáng kính nể.

Tôi có hai người cha, chính vì lẽ đó tôi đã học được từ cả hai người. Tôi thường phải vắt óc để suy nghĩ những lời khuyên của từng người. Qua đó tôi đã có được cách nhìn tinh tế về sức mạnh của ý nghĩ và sự ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của mỗi cá nhân.

Một người có thói quen nói: "Tôi không có đủ điều kiện cho thứ này." Người thứ hai cấm không được dùng những từ ngữ đó. Ông bắt tôi phải nói: "Làm thế nào để tôi có đủ điều kiện cho thứ này?” Câu thú nhất là sự khẳng định, câu thứ hai là câu hỏi. Sự khẳng định đánh gục ta ngay tại trận, câu hỏi bắt ta phải suy nghĩ. Cha giầu giải thích cho tôi rằng, khi thốt ra những lởi lẽ kiểu như: Tôi không có đủ điều kiện cho thứ đó – trí óc ngừng làm việc. Câu hỏi luôn khích lệ bộ óc hoạt động. Trong công việc tập luyện trí óc - chiếc máy tính lợi hại nhất trên thế giới - ông là người cuồng tín. Ông thường nói: Ngày qua ngày trí óc của tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bởi vì tôi luôn tập luyện nó. Càng mạnh mẽ bao nhiêu, tôi càng làm ra nhiều tiền bấy nhiêu. Ông tin rằng, khi nói: Tôi không có đủ điều kiện... là dấu hiệu của sự lười biếng trí tuệ.

Cả hai đều làm việc rất vất vả, nhưng tôi để ý thấy một trong số họ luôn để cho trí óc lơ mơ khi dính dáng đến tiền bạc, người thứ hai luôn có thói quen tập luyện bộ não của mình. Sau một thời gian dài, kết quả cho thấy, một người đã trở nên rất cứng cáp về mặt tài chính, người thứ hai thì yếu dần. Có thể so sánh cách sống và cách nghĩ của hai người qua sự tương phản của ví dụ sau - Một người ra sức tập luyện ở các câu lạc bộ thể hình, người thứ hai chỉ thích ngồi trong phòng suốt ngày xem vô tuyến. Biết cách tập luyện đều đặn luôn làm tốt cho sức khoẻ, việc vắt óc suy nghĩ sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn để làm giầu. Sự lười biếng sẽ làm thâm hụt cả hai: sức khoẻ và gia tài.

Hai người cha của tôi có hai cách nghĩ trái ngược nhau. Người thứ nhất quả quyết rằng, những người giầu luôn phải có trách nhiệm trả nhiều thuế hơn, để qua đó chăm sóc một phần cho những kẻ nghèo hèn. Người thứ hai thường nói: Thuế trừng phạt những ai sản suất và thưởng cho những ai không sản suất. Một người thường động viên: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà làm việc. Người thứ hai: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà mua lại.

Người này than phiền:
Lý do khiến tôi không thể giầu được chỉ vì tôi có con cái.

Người kia thì than phiền:
Lý do khiến tôi bắt buộc phải giầu chỉ vì tôi có con cái.

Một người luôn động viên và tán thành những cuộc trao đổi về tiền bạc và buôn bán trong những bữa ăn.

Người thứ hai cấm không được nhắc đến những vấn đề dính dáng đến tiền bạc trong lúc ăn.

Một người nói: Khi đã dính đến tiền bạc, hãy hành động thật thận trọng, đừng liều lĩnh.

Người kia thì nói: Hãy học cách điều khiển được những mạo hiểm.

Cả hai người đều trả các khoản chi phí đúng thời hạn, nhưng người thì thanh toán đầu kỳ, người thì cuối kỳ.

Người thứ nhất luôn tin tưởng vào công ty nơi mình làm việc và chính phủ. Ông quan tâm đến các đợt tăng lương, hỗ trợ nhân thọ, ưu đãi của y tế, trợ giúp khi ốm đau, kỳ nghỉ hay các khoản tài trợ khác. Ông rất hâm mộ sáng kiến ưu đãi trong điều trị hay mua đồ dùng tại các cửa hàng đặc biệt - ưu đãi của quân đội dành cho lính đã về hưu. Ông không ngừng ca ngợi chương trình bảo đảm việc làm đến khi về hưu cho nhân viên khoa học dậy trong trường. Nhiều khi những thứ đó đã trở thành quan trọng hơn cả chính công việc. Ông thường xuyên nói: Tôi đã làm việc rất vất vả cho chính phủ, giờ là lúc tôi có quyền hưởng thụ những trợ cấp đó.

Trong lĩnh vực tài chính người thứ hai chỉ tin cậy vào chính bản thân mình.

Một người luôn phải bươn trải mong tích kiệm được vài đôla. Người kia luôn có thói quen đầu tư.

Một người dậy tôi cách viết một lý lịch gây nhiều sự chú ý để kiếm được việc làm tốt. Người thứ hai dậy tôi cách viết một business plan thật chặt chẽ và đi theo xu hướng thị trường để có thể tạo được công ăn việc làm.

Là sản phẩm của hai người cha có cá tính mạnh tôi đã có quyền sở hữu sự sa hoa trong việc quan sát kết quả của những suy nghĩ. Tôi nhận ra một điều quan trọng rằng, qua những suy nghĩ mọi người thật sự đã trở thành anh thợ rèn của số phận mình.

Cha ruột của tôi thường nói: Cha sẽ không bao giờ giầu. Lời tuyên đoán đó đã trở thành hiện thực. Cha giầu thường xuyên nhìn mình bằng ánh mắt giầu có. Ông hay nói: Tôi là một người giầu có. Những người giầu sẽ không bao giờ thốt ra những lời lẽ như cha con. Ngay cả khi họ bị nhấn chìm xuống bùn lầy do thất bại, họ cũng vẫn duy trì cách nhìn nhận và lối suy nghĩ như xưa. Luôn có những khác biệt giữa hai loại người: người nghèo và người đang gặp thất bại tài chính. Thất bại tài chính là tức thời, còn nghèo khó là vĩnh cửu.

Cha ruột của tôi thường nói: Cha không quan tâm đến tiền bạc, hoặc: Tiền không có ý nghĩa. Cha giầu thường nhắc: Tiền bạc - đó là sức mạnh!

Sức mạnh của ý nghĩ thật khủng khiếp. Ngay từ lúc bé tôi đã thấu hiểu được sự lợi hại của những suy nghĩ tưởng như vô tri vô giác trong trí óc. Do vậy tôi luôn điều khiển những suy nghĩ và thận trọng diễn đạt chúng.

Tôi cũng sớm nhận ra được một sự thật phũ phàng - cha ruột của tôi nghèo không phải vì số tiền ông kiếm được, mà nghèo vì những suy nghĩ và hành động. Là một đứa trẻ – có hai người cha – tôi đã trở thành người rất cẩn thận trong việc chọn lựa các suy nghĩ, để rồi quyết định lấy làm của riêng. Tôi phải nghe ai đây – cha giầu hay người cha nghèo ruột thịt của tôi?

Cả hai đều rất tôn trọng kiến thức và việc học tập, nhưng họ không đồng tình trong việc học để làm gì. Một người thì muốn tôi học hành chăm chỉ, tốt nghiệp đại học, sau đó làm việc cho đồng tiền. Ông muốn tôi học để trở thành kỹ sư, kế toán, luật sư hoặc có bằng quản trị kinh doanh. Người thứ hai khuyến khích tôi học để trở thành người giầu có, để hiểu đồng tiền làm việc thế nào và học cách điều khiển đồng tiền làm việc cho mình.

Tôi không làm việc cho đồng tiền - đó là những lời lẽ ông nhắc inhắc lại không chán. Đồng tiền làm việc cho tôi!

Khi vừa tròn 10 tuổi, tôi quyết định nghe người cha giầu và học từ ông về tiền bạc. Khi đã lựa chọn, tôi quyết định sẽ không nghe người cha nghèo đã sinh ra tôi nữa, mặc dù ông là người sở hữu rất nhiều bằng cấp của các trường ĐH nổi tiếng.

Và tất cả đã thay đổi!

Khi một lần đã quyết định nên nghe ai cũng là sự khởi đầu của cuộc hành trình học vấn của tôi về lính vực tiền bạc. Cha giầu đã dậy dỗ tôi trong suốt thời gian 30 năm, cho đến khi tôi vừa chòn 39 tuổi. Ông thôi không dậy khi biết rằng, tôi nắm bắt được hầu hết những gì ông muốn nhét vào cái đầu không mấy thông minh của tôi.

Tiền bạc là một trong những sức mạnh. Nhưng cái có nhiều quyền lực và sức mạnh hơn nó là sự hiểu biết sâu xa về tài chính. Tiền đến rồi đi, nhưng khi có kiến thức cơ bản và biết được đồng tiền làm việc thế nào, ta sẽ thống trị được chúng để từ đó xây dựng sự giầu sang.

Nguyên nhân của những khó khăn tài chính là mọi người đến trường và đã không bao giờ biết được đồng tiền làm việc ra sao, do vậy suốt cuộc đời họ nai lưng ra làm việc cho đồng tiền.


>> Tại sao da lại xấu. Xem ngay <<


Ngoại tuyến
Cấp 10
Cấp 10
Hình đại diện của thành viên

Tuổi: 37
Sinh nhật: 08-06-1987
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 17, 2007 9:20 Sáng
Bài viết: 425
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Xem thông tin cá nhânGửi Email
Đầu trang
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

  RSS .:.

» Cha Giàu - Cha Nghèo «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 20 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 20 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 20 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 1064 vào ngày Chủ nhật Tháng 11 10, 2024 6:45 Sáng

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 20 khách

Thông tin trên được cập nhật trong 24 giờ vừa qua
cron

© Bản quyền 2006-2021 TuyetKy.Com. E-mail
Ban Quản trị TuyetKy.Com
© Ghi rõ nguồn "TuyetKy.Com" khi sử dụng nội dung từ site này.
Hệ thống sử dụng phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group