SỐNG LÀ PHẢI CÓ CHỮ NHẪN.... VÌ SAO KHI LÀM ĐÁM CƯỚI CHÚNG TA PHẢI ĐEO "NHẪN" NHẪN Ở ĐÂY LÀ NHẪN NHỊN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHẪN TÂM !!!
Đứng ngắm nhìn cô con gái còn đang ngủ say trên giường một hồi người phụ nữ thở dài lắc đầu rồi tiêp tục cầm cây chổi quét nhà. Cây chổi đưa qua đưa lại rất nhẹ nhàng giữa nền nhà nhằm không ảnh hưởng đến giấc ngủ cô gái. Lần nào cũng vậy cứ mỗi khi hai vợ chồng cãi nhau là cô gái lại bỏ về nhà mẹ ruột, lại khóc tức tưởi và lại thốt lên câu: “Con chịu hết nổi rồi. Con nhất định sẽ ly dị!” Ly dị, cái từ mà bây giờ người ta vẫn nói ra dễ dàng nhất là những người trẻ. Có người chỉ mới hôm qua còn ngập tràn trong đám cưới xa hoa, ngày mai đùng một cái dắt nhau ra tòa ly dị. Ngẫm nghĩ đúng là cuộc sống của thời đại tên lửa, nay yêu mai bỏ là lẽ thường tình. Người phụ nữ vừa quét nhà vừa lẩm bẩm trong miệng như vậy. Cây chổi vẫn cứ nhẹ nhàng lướt trên nền nhà, nơi quét đi mọi bụi bặm trong căn phòng ấy, bất chợt nó dừng lại ở ngay chân bàn làm việc, bởi hình như có một vật gì đó đang sáng choá lên. Người phụ nữ vội cúi xuống nhặt lên. Chiếc nhẫn kim cương trị giá 10 triệu đồng, người phụ nữ xót xa nhìn đứa con gái đang vùi mình trong giấc ngủ, một giấc ngủ mệt mỏi sau một đêm thức trắng ấm ức khóc và gõ cho xong tờ giấy xin ly dị đang để ngay ngắn trên bàn làm việc. Bà nhẹ nhàng đặt chiếc nhẫn kim cương lên trên tờ đơn ly dị, bước ra khóa trái phòng rất khẽ. Nơi góc nhỏ trên bàn thờ người chồng là một ngăn học nhỏ, nơi cất giữ những vật kỷ niệm nhỏ của gia đình và cũng là nơi bà đã cất giữ lại ba tờ đơn ly dị do chính tay cô con gái đã viết trong những lúc tức giận chồng. Người phụ nữ ấy vẫn nhớ như in ngày cô con gái chuẩn bị lấy chồng, thì cả con gái lẫn con rể sau hơn một tuần đi chọn nhẫn cưới đã hí hững về khoe với mẹ là đã tìm được cặp nhẫn đôi trị giá 20 triệu. Cặp nhẫn cưới bằng bạch kim được gắn viên kim cương lấp lánh có khắc tên hai người và nó đẹp đến mức khiến người phụ nữ phải giấu đi bàn tay trái của mình ngay lập tức. Nghĩ cũng phải thôi khi cả con gái lẫn con rể của bà đều là những doanh nhân trẻ thành đạt, họ vừa trẻ vừa kiếm ra tiền, vừa có địa vị thì đâu thể chọn một chiếc nhẫn tầm thường được. Mỗi thời con người ta đều hưởng thụ vật chất khác nhau. Khi ngày xưa có người ta phải ngoài 30 tuổi mới nghĩ đến chuyện xây nhà ở riêng, mua phương tiện đi lại còn thế hệ bây giờ tụi nó không cần dựng vợ gả chồng vẫn có thể mua chung cư, mua xe hơi như thường. Vì bản chất của sự sống là sự vươn lên và biến chuyển không ngừng! Giờ đây chỉ cần một tháng lương của cô con gái là bằng cả năm trời bà làm khi bằng tuổi nó lúc này. Cái thời mà cả nước nghèo đến mức người ta chỉ dám tổ chức đám cưới tại một hội trường nhỏ, mời dăm ba người bạn bè họ hàng đến ăn bánh kẹo chia vui cùng hai bên gia đình, thậm chí, cô dâu cũng chẳng có lấy một bộ áo dài mà mang trong ngày lễ trọng đại ấy. Còn bây giờ người ta tổ chức tiệc cưới ở khách sạn năm sao hay resort. Đôi khi bà thấy mình lẩn thẩn khi suốt ngày đi so sánh cuộc sống bây giờ với ngày xưa, cái thời mà cái gì cũng quy bằng tem phiếu. Những dòng ký ức như những dòng suối nhỏ cứ chảy về trong trí nhớ của người phụ nữ. Nhớ về ngày đám cưới của mình, khi đó cả hai bên họ hàng đều nghèo đến mức nhà trai đến rước dâu chỉ đem theo một cặp rượu trắng có dán hai chữ song hỷ đỏ chói, một ít trà thuốc cau trầu cùng một cái hộp gỗ nhỏ, bên trong đựng một cặp nhẫn được làm bằng inox mà thôi. Thế nhưng để có thể làm nên chiếc nhẫn cưới đó chồng bà đã phải mất cả tháng trời cật lực, kỳ công gò hàn rất tỉ mỉ mới làm nên cặp nhẫn có khắc tên hai vợ chồng. Ngày mới cưới, cuộc sống vợ chồng gặp bao khó khăn với chuyện mưu sinh nên thường xuyên cãi lộn. Có lần không chịu nổi đã bỏ về nhà cha mẹ đẻ, tuy nhiên, trước khi đi đã bị bố chồng phát hiện. Ngay lập tức ông gọi hai vợ chồng bắt lên đứng trước bàn thờ gia tiên, ông không hề quát mắng con dâu hay con trai mà chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Các con à, từ giờ mỗi lần tụi bây giận nhau thì ngay lập tức nhìn xuống cái nhẫn mình đang đeo trên tay ấy. Bởi chiếc nhẫn cưới ngoài ý nghĩa trượng trưng mình đã có gia đình ra nó còn mang hàm ý vợ chồng thì phải luôn biết nhẫn nhịn nhau mà sống cho hòa thuận, vì con người không ai tránh khỏi những hiểu lầm trong cuộc sống và điều quan trọng luôn biết nhẫn nhịn để yêu thương nhau.” Nghe xong câu nói của người cha kể từ đó họ không bao giờ cãi nhau thậm chí, đến lúc người chồng mất đi thì người phụ nữ vẫn ở vậy và trên tay phải vẫn đeo chiếc nhẫn inox đã bị khuyết một miếng. Còn bây giờ cuộc sống đảo ngược, người ta luôn lấy thước đo bằng cấp, địa vị, tiền tài ra mà so sánh. Sống trong một môi trường mà cái tôi quá lớn đến mức không còn biết nhẫn nhịn là gì. Ai cũng muốn nắm quyền khi có lần con gái bà đã bảo: “Lương con điều hành hai công ty cả trăm ngàn đô một tháng, con cũng có hai bằng đại học, một bằng thạc sỹ ở Mỹ về, vậy lấy cớ gì con phải nấu cơm cho chồng con ăn được.” Bà đã giật thóp tim khi nghe câu nói đó khi xã hội bây giờ nam nữ đều có quyền bình đẳng như nhau, nhưng đôi khi người ta bình đẳng quá với các tôi quá lớn mà quên đi sự nhẫn nhịn, gây ra sự bất hòa nên buộc phải đưa nhau ra tòa. Những vụ ly hôn xanh đang ngày càng bùng phát. Bà thắp một ném nhang lên bàn thờ và ngước nhìn bưc ảnh chồng, mắt ngấm lệ. “Ông à, giá mà vợ chồng con gái mình cũng biết nhẫn nhịn nhau như tôi với ông thì hay biết mấy. Ngày xưa mình thiếu thốn đến mức ngay cả chiếc nhẫn cưới cũng không mua nỗi nhưng vẫn sống hạnh phúc, còn giờ tụi nó thì… ” Bà nghẹn ngào không nói hết câu trong khi cô con gái đang đứng sau lưng mẹ, cô bần thần đứng nhìn đôi bàn tay gầy guộc nhăn nheo của mẹ mình vẫn còn đeo chiếc nhẫn inox đã bị gãy một nửa nhưng bà mẹ vẫn lấy sợi dây chỉ quấn lại, mặc dù, cô gái vẫn mua cho mẹ rất nhiều trang sức đắt tiền. Bất chợt nhìn xuống đôi bàn tay thon thả của mình và sự trống không khi đêm qua cơn tức giận đã khiến cô ném đi chiếc nhẫn cưới trị giá cả chục triệu. Chợt nhớ ngày trước cô gái đã từng hỏi mẹ vì sao khi đám cưới người ta phải đeo nhẫn. Bà cười hiền từ bảo: “Đeo nhẫn là một phong tục để báo hiệu mình đã có gia đình, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự nhẫn nhịn khi hai người xa lạ về sống với nhau dưới một mái nhà nữa con ạ.” Lúc đó sự suy nghĩ nông cạn đâu thể khiến cô gái hiểu hết ý nghĩa của chiếc nhẫn mà chỉ biết đến giá trị vật chất của nó mà thôi. Và cũng như trong tình yêu khi chỉ chăm chăm cho hình thức bề ngoài, đến khi về sống với nhau bao thói xấu bộc ra và nếu không có sự sẻ chia, sự nhẫn nhịn, đồng cảm thì hạnh phúc chỉ là một sự hảo huyền mà thôi.
>> Tại sao da lại xấu. Xem ngay <<
|