Khi nào bạn thành công

Để thành công trong cuộc sống bạn phải tìm bằng được 03 mật mã sau:
a) Luyện tập sâu
b) Đam mê
c) Phải có một ông thầy huấn luyện tốt
Thế nào luyện tập sâu (a)? Nó gồm 3 nội dung:

  1. Đó là sự luyện tập trên ngưỡng. Để làm tốt một việc gì đó, bạn phải luôn luyện tập ở mức cao hơn yêu cầu của việc bạn sẽ làm. Nó giống như việc để chạy tốt 2000 mét trên đường nhẵn, cứng thì bạn luôn tập nó với khoảng cácn dài hơn 2000 mét (3000 mét chẳng hạn) và tập ở trên cát.
  2. Luyện tập đủ tần số và có sự kiên định
    i. Luyện tập có chú tâm (1 lần luyện có chú tâm hơn cả 100 lần không chú tâm).
    ii. Có tính phổ quát (kỹ năng dùng được cho nhiều việc).
    iii. Liên tục lặp lại những hành vi mới có/cần kỹ năng.
    iv. Chú ý: Bạn phải làm 3 bước trên càng sớm càng tốt do càng có tuổi khả năng luyện tập sẽ bị suy giảm tự nhiên.
  1. Luôn phấn đấu ở mức suất sắc
    Phương pháp thực hiện luyện tập sâu là:
  1. Chia nhỏ vấn đề ra
    a. Phân tích chậm lại
    b. Xé nhỏ ra và luyện từng cái nhỏ
  2. Luyện tập lặp đi lặp lại nhưng có chủ đích
  3. Luyện để cảm nhận
    Đam mê (b): Phải tìm được đam mê của bạn
    Bạn phải nhớ rằng Thành công tạo ra đam mê, sau đó đam mê sẽ nhân bộ thành công.
    Phải có 1 người huấn luyện (c)
    Ở đời bạn có 5 ông thầy:
  1. Người thầy trên bục giảng: đó là việc bạn đi học.
  2. Thầy là chính mình: Bạn tự đúc kết kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của chính mình.
  3. Những người bạn (đặc biệt là những người giỏi hơn bạn).
  4. Thần tượng: Bạn thần tượng ai, bạn sẽ làm việc như họ.
  5. Internet (sách, tài liệu): Bạn phải chọn lọc thông tin nếu không chính internet sẽ giết chết thành công của bạn.
    Và bạn sẽ mắc sai lầm tệ hại nhất trong các sai lầm khi bỏ lỡ 1 người huấn luyện có những tín hiệu sau:
  1. Biết truyền mục tiêu: Liên tục liên tục hướng bạn tới mục tiêu cần làm.
  2. Có 4 yếu tố:
    a. Có khả năng, kiến thức rộng
    i. Có tính hiện đại,
    ii. Có tính thực tế,
    iii. Có tính bề rộng (triết học-chiến lược, tâm lý,…)
    b. Có khả năng cảm thụ
    i. Mỗi đệ tử có một cách khác nhau.
    c. Định vị toàn cầu: Luôn đòi hỏi bạn phải thực hiện các chuẩn toàn cầu.
    d. Trung thực: Luôn chỉ ra những cái sai của đệ tử.
  3. Luôn luôn chấp nhận và dần dần đẩy đệ tử đến chỗ không cần mình nữa.

Nguồn tóm tắt bài giảng của TS. Lê Thẩm Dương

TuyetKy.com