Cách đây nhiều năm, có hai cha con người Do Thái bị giam trong trại tập trung, đồ đạc đều bị Đức Quốc xã tịch thu. Lúc đó, người cha nói với con trai:
– “Bây giờ, của cải duy nhất của chúng ta chính là trí óc này. Hãy nhớ rằng, khi người khác nói một cộng một bằng hai, con nên nghĩ làm sao để kết quả đó lớn hơn hai.”
Hàng triệu người Do Thái đã cҺết trong cac trại tập trung, nhưng hai cha con họ vẫn sống sót nhờ ý chí kiên định và may mắn. Sau đó, họ lên tàu đến Mỹ để làm lại từ đầu, bắt đầu bằng nghề kinh doanh đồ đồng ở Houston.
Một hôm, người cha hỏi con trai rằng:
– “Con có biết chính ҳác một cân đồng có gia bao nhiêu không?
– “Ba mươi lăm xu ạ”.
– “Đây không phải là câu trả lời mà cha muốn. Khắp nơi trên Texas mọi người đều biết một cân đồng có gia 35 xu, nhưng con cần học cách biến 1 cân đồng trở nên giá trị 3.500 đô. Hãy thử lấy đồng chế tạo nắm tay cửa nào.”
Nhiều năm trôi qua, sau khi cha mất, cậu con trai vẫn duy trì nghề kinh doanh đồ đồng. Cậu không chỉ chế tạo đồng thành nắm tay cửa mà còn chế tạo thành gậy và huy chương được dùng trong các kỳ Olympic. Một cân đồng khi đó bán được tới tận 3.500 đô la. Lúc này, cậu con trai đã thành một ông chủ của công ty chuyên sản xuất đồ đồng.
Tuy nhiên, thứ thực sự khiến người con trai trở nên nổi tiếng lại là “dọn dẹp một đống rác” của thành phố New York.
Năm 1974, chính phủ Mỹ vì muốn làm mới lại tượng Nữ Thần Tự Do, vứt bỏ đống phế liệu cũ và tiến hành kêu gọi mời thầu trên khắp cả nước, nhưng đã mấy thang trôi qua mà không có ai nhận thầu. Bởi việc xử lý rác thải ở New York có quy định rất nghiêm ngặt, nếu không làm tốt thì công ty có thể bị phá sản.
Khi nghe được tin này, vị doanh nhân Do Thái này liền lập tức đến New York. Sau khi xem xét kĩ bức tượng, ông liền ký hợp đồng với chính quyền bang ngay tại chỗ. Nhiều công ty ở New York lúc ấy đều cười thầm, chế giễu ông ta, nghĩ rằng việc này là tự tìm đường cҺết.
Vị doanh nhân này không để ý đến lời đàm tiếu, lập tức bắt tay vào tổ chức việc sửa chữa lại: ông cho nấu chảy phế liệu đồng của Bức tượng và đúc nó thành những Bức tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ hơn, xử lý các khối gỗ và xi măng, Biến chì và nhôm phế liệu những món đồ lưu niệm.
Điều thú vị nhất là ông không để lãng phí bất kì điều gì, ngay cả bụi quét từ tượng Nữ thần Tự do cũng được bán cho các cửa hàng cây cảnh với cái tên “Bụi của Nữ thần”.
Trong vài tháng, ông biến những thứ phế liệu thành 3,5 triệu đô la tiền mặt. Sức mạnh của trí tuệ đã khiến ông được mệnh danh “người biến phế liệu thành vàng”.
Phải chăng trí tuệ là tài sản quý gia nhất của con người, là yếu tố then chốt nhất giúp người ta trở nên giàu có.
(sưu tầm ncctv)
1 Response
[…] Trí tuệ là Tài sản quý giá nhất của con người Post Views: 675 […]