Trầm cảm, nguyên nhân và một số giải pháp.

Trầm cảm hiện nay đang lan rộng khắp toàn cầu.

Theo của tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2020 thì bệnh này lan rộng khắp toàn cầu và đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch và nó cực kỳ nguy hiểm.

Người bị trầm cảm sẽ chết từ từ, và chết bất cứ lúc nào.

Trầm cảm (#depression) theo sư thầy Thích Minh Niệm giải thích đó là sự rớt xuống (trầm) của cảm xúc, và nó bị mắc kẹt không có thoát được.

Các nhà khoa học tìm hiểu và thấy được/ thống kê các nguyên nhân lớn sau gây ra trầm cảm:

+ Do lỗi di truyền – dẫn đến tâm lý yếu đuối dễ mẫn cảm, dễ tổn thương, hoặc tâm lý bất ổn.

+ Do đời sống con người (ai đó) lớn lên trải qua nhiều biến cố của tuổi thơ dữ dội như – bị bỏ rơi, bị hắt hủi, bị phân biệt đối xử, cha mẹ li dị, cha mẹ ẩu đả làm khổ nhau, có nhiều giông bão xảy ra trong tuổi thơ tâm lý bị bầm dập, tưởng đã vượt qua, nhưng có thể nó vẫn nằm đâu đó đến lúc nào đó có nhân duyên nó lại bùng phát.

+ Do áp lực lớn trong đời sống, công việc – mà chúng ta không vượt qua được.

+ Những biến cố xảy ra gần đây bị thất tình, sạt nghiệp, bị tấn công,..

+ Và, một nguyên nhân rất phổ biến là do nếp sống sai lầm (cách sống sai) dẫn đến bị trầm cảm. Đó là sống không quân bình giữa mình với các cá thể khác, sống tách biệt ra khỏi con người.

Triệu chứng đầu tiên của trầm cảm:

Giai đoạn 1: Buồn chánGiai đoạn 2: Sợ hãi  Giai đoạn 3: Tuyệt vọng
Buồn chán Buồn chán không lý do Buồn chán kéo dài Không muốn làm gì cả, làm mình cạn kiệt hết năng lượng Bỏ hết sở thích đam mê, bỏ ăn, chán uống ..Không muốn làm gì nữa, không thấy có năng lượng Sợ người lạ Sợ đám đông Sợ người khó tính Sợ người quá thân Phát sinh những thứ sợ mà trước không sợ Dễ tổn thương, …Thấy mình như Đi vào khu rừng tối đen không lối thoát, hay rơi xuống một hố sâu đen vô tận. Không muốn bất cứ sự giúp đỡ nào từ người khác.    
Suy nghĩ tiêu cực Cáu gắt vô cớSuy nghĩ tiêu cực tăng lên Cáu gắt vô cớ tăng lên, lo lắng quá mức, tưởng tượng sai lầm tới mức ảo tưởng.Một tuần lễ nghĩ tới cái chết từ 5-7 lần, và có thể thực hiện hành vi tự tử bất cứ lúc nào.
Mất niềm tin vào con người Có khuynh hướng không tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác (hạn chế sự tin tưởng).Mất niềm tin vào con người Có khuynh hướng không tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác (hạn chế sự tin tưởng tăng lên).Mất hết niềm tin vào con người, cuộc sống kể cả với bản thân.
Không tin mình có bệnhBiết có bệnh nhưng không tin gặp bác sỹ 

Phương thức trị liệu: Hiện tại chính là phải dùng thuốc, nhưng đều biết thuốc không trị dứt điểm được bệnh này, vì là bệnh tâm lý.

Bệnh này các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân chính là do người bệnh bị thiếu 2 chất/ nội tiết tố: Serotoninendorphins – có tính chất an thần thoa dịu quân bình các phản ứng hóa học của cơ thể.

Có thể thiếu do di truyền, tuy nhiên nguyên nhân hiện tại là do dùng các chất gây nghiện khiến não bộ ra lệnh dừng chế xuất 2 chất này – vì cơ thể cho rằng những chất tạo cảm giác êm dịu kia đã đủ nên não không chế tạo 2 chất này nữa.

Và đặc biệt nghiện internet cũng là một loại hình nghiện.

Ở giai đoạn 2, 3 người bệnh cần phải dùng thuốc.

Các phương pháp trị bệnh bằng tự nhiên (lành tính), đại kỵ ở trong phòng:

+ Đề cao thiên nhiên: Bệnh nhân phải ở ngoài thiên nhiên ít nhất 2 tiếng/ giờ – nhưng hoạt động phải đạt sự thoải mái an vui – làm hoặc chơi với thiên nhiên.

+ Chơi thể thao, tập thể dục (nhân cường, tật nhược).

+ Kết nối cộng đồng lành tính.

+ Phát triển chánh niệm.

Nguồn: CHIA SẺ CÂU HỎI VỀ THIỀN BUÔNG THƯ VÀ BỆNH TRẦM CẢM – THẦY THÍCH MINH NIỆM GIẢNG – YouTube